Mỏ kim cương Hố_va_chạm_Popigai

Khu vực này được phát hiện từ năm 1970, nhưng không được công bố vì chính quyền Liên Xô viết muốn tập trung vào việc sản xuất kim cương nhân tạo phục vụ công nghiệp.

Trong tháng 9 năm 2012, Nga đã chính thức tuyên bố có dự trữ kim cương lớn dưới miệng núi lửa có chứa "hàng nghìn tỷ cara" (hàng trăm ngàn tấn) và tuyên bố có đủ kim cương trong khu vực này để đảm bảo nhu cầu kim cương cho toàn cầu trong 3.000 năm tới[6]. Kim cương hình thành trong hố này có đặc tính là độ cứng đặc biệt cao, độ cứng cao hơn 58% so với kim cương thường[7], chỉ thích hợp dùng cho mục đích khoa học và công nghiệp thay vì trở thành những vật trang sức đắt tiền. Nhiều viên kim cương tại Popigai chứa tinh thể lonsdaleite, một thù hình của carbon có một mạng tinh thể hình lục giác[8]. Những viên kim cương cũng có các tính năng mài mòn khác thường và kích thước hạt lớn có thể khiến cho chúng cực kỳ hữu ích cho các ứng dụng công nghiệp và khoa học.

Những viên kim cương thuộc loại này còn được biết đến như là "kim cương va chạm" vì chúng được cho là được tạo ra khi một thiên thạch lao vào một mỏ graphit với tốc độ cao[8]. Chúng có thể có công dụng công nghiệp nhưng được coi là không ổn định cho mục đích sử dụng làm đá quý[9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hố_va_chạm_Popigai http://www.ingentaconnect.com-content-arizona-maps... http://www.csmonitor.com/World/Global-News/2012/09... http://books.google.com/?id=mLfsNALR19oC&pg=PA109&... http://pda.itar-tass.com/en/c154/521362.html http://www.rough-polished.com/en/news/68396.html //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19257519 http://www.episodes.co.in/www/backissues/231/03-11... http://www.passc.net/EarthImpactDatabase/popigai.h... //doi.org/10.1103%2FPhysRevLett.102.055503 //doi.org/10.1111%2Fj.1945-5100.2006.tb00985.x